Bánh Trưng là tên gọi khác của bánh chưng mà một số khu vực của miền nam Việt Nam sử dụng. Trước đây người miền nam chủ yếu sử dụng bánh tét trong các dịp lễ tết nhưng hiện nay nhu cầu bánh Trưng của người miền nam đã tăng cao. Đặc biệt loại bánh Trưng nếp cái hoa vàng của Quà Tặng Việt (website: quatangviet.xyz) được khách hàng đánh giá cao về hương vị cũng như hình thức đẹp mắt. Những năm gần đây lượng khách hàng đặt loại bánh Trưng này để sử dụng, làm quà tặng, phục vụ đám tiệc, tất nên, tết nguyên đán… ngày càng tăng.

Một cặp bánh chưng - bánh trưng trên bàn thờ có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày tết

Đặc sản bánh trưng nếp cái hoa vàng – Quatangviet.xyz

Quà tặng Việt (quatangviet.xyz) xin giới thiệu loại bánh trưng nếp cái hoa vàng đặc biệt. Hạt nếp cái hoa vàng tròn, dẻo, và có mùi thơm đặc biệt. Bánh chưng nếp cái hoa vàng luôn được những khách hàng sành ăn yêu thích và đánh giá rất cao về loại bánh này. Bánh có mùi vị thơm ngon đặc biệt, nếp cái hoa vàng khi nấu bánh rất dẻo, ít bị lại gạo, mùi thơm ngào ngạt.

Độ dẻo của Bánh Trưng làm bằng nếp cái hoa vàng cũng rất đặc biệt. Bánh ăn dẻo rền nhưng không nhão, không dính bết, để lâu bánh vẫn dẻo mềm, không khô cứng.

Đặc điểm hương vị và chất lượng bánh Trưng nếp cái hoa vàng quà tặng Việt

  1. Bánh Trưng nếp cái hoa vàng có hương vị hài hòa, bánh có màu xanh tự nhiên. Lá bánh bên ngoài nếu là loại không hút chân không khi để ngoài không khí sẽ bị khô, màu xanh bị giảm và bạc màu nhưng chất lượng bên trong thì rất thơm ngon và đảm bảo an toàn.
  2. Bánh không quá nhiều mỡ do chọn loại thịt ba chỉ gần sườn cân đối tỷ lệ nạc mỡ.
  3. Bánh Trưng nếp cái hoa vàng theo phong cách ẩm thực đậm đà hương vị.
  4. Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị.
  5. Đảm bảo tính ngon và lành.
  6. Bánh Trưng nếp cái hoa vàng quà tặng Việt với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để làm bánh đều được chọn loại ngon nhất.

Thành phần chính

  • Nếp cái hoa vàng loại 1
  • Đậu xanh loại 1
  • Thịt heo ba chỉ loại 1
  • Muối
  • Tiêu đen Phú Quốc
  • Lá dứa, lá riềng (lá giềng) tỷ lệ nhỏ tạo màu xanh tự nhiên
  • Gói bằng lá dong, lạt, khuôn vuông

Bánh có thể được hút chân không hoặc không hút chân không theo yêu cầu khách hàng.

Thông tin liên hệ đặt bánh

Quà tặng Việt nhận đặt và cung cấp bánh trưng (bánh chưng) nếp cái hoa vàng cho đại lý, cửa hàng. Nhận đặt và cung cấp bánh cho công ty, xí nghiếp, nhà hàng, khách sạn, cung cấp sỉ lẻ với giá tốt nhất phụ vụ tất niên, tết nguyên đán…

Mọi chị tiết xin liên hệ để có giá tốt nhất: ĐT 0933928770

Bánh Trưng nếp cái hoa vàng thơm ngon đặc biệt

Bánh chưng hay bánh trưng?

Theo chúng tôi thì tên gọi bánh chưng được sử dụng phổ biến và gắn liền với sự tích bánh chưng bánh dày. Tuy nhiên có một số địa phượng ở một số vùng miền còn có tên gọi loại bánh này là bánh trưng. Có thể những tên gọi này bắt nguồn từ cách làm bánh, luộc bánh trong thời gian kéo dài. Hoặc có thể bắt nguồn từ việc loại bánh này thường được trưng trên bàn thờ những ngày lễ tết.

Để tìm hiểu thêm về từ ngữ tên gọi bánh chưng hay bánh trưng chúng ta có thể xem thêm trong bài viết này. (Bấm vào đây để xem thêm: Bánh trưng hay bánh Chưng? )

Như vậy, dù gọi bánh chưng hay bánh trưng chúng ta đều hiểu đó là loại bánh truyền thống của dân tộc. Đó là loại bánh được làm từ những nguyên liệu kể trên và là loại bánh không thể thiếu trong mỗi gia đình những ngày tết.

Bánh chưng (hay bánh Trưng) là món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết, là linh hồn của dân tộc Việt bao đời nay. Những tinh hoa của đất trời tạo nên chiếc bánh mang đến mùi hương thơm lừng hòa quyện hương lá dong, gạo nếp, cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt ba rọi tất cả tạo nên hương vị Tết đặc trưng không lẫn vào đâu được.

Xem thêm: về quy trình cách làm bánh chưng (hay bánh trưng)

Bánh trưng loại hút chân không

Truyền thuyết Bánh chưng bánh dày

Bánh chưng cùng với bánh dày là loại bánh duy nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại. Bánh chưng ra đời bắt nguồn từ truyền thuyết Lang Liêu và gắn với sự tích “Bánh chưng bánh dày”. Tương truyền vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, đất nước thái bình nên vua muốn truyền ngôi cho con bèn bảo rằng: “Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”.

Trong khi các hoàng tử khác đua nhau đi tìm của ngon, vật lạ thì chỉ có Lang Liêu vì mẹ mất sớm, gia cảnh khó khăn nên lo lắng không biết chuẩn bị gì. Sau một đêm nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.

Lang Liêu tỉnh dậy và thực hiện đúng như những lời được chỉ bảo trong giấc mơ. Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Giữa rất nhiều sơn hào hải vị, Vua Hùng chỉ hài lòng duy nhất với món bánh chưng và bánh dày của Lang Liêu và truyền ngôi cho chàng. Từ đó về sau, hàng năm cứ mỗi dịp giỗ Tổ Vua Hùng và vài dịp Tết, người dân lại làm bánh chưng, bánh dày để tưởng nhớ công ơn vua Hùng và bày tỏ lòng thành với Tổ tiên.

Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu cặp bánh chưng

Ý nghĩa của bánh chưng (bánh trưng) trong dịp tết ngày nay

Bánh chưng không đơn thuần là một món ăn, mà là nguồn cội, là văn hóa, là sự tổng hòa của trời, đất với những tinh túy mà thiên nhiên ban tặng người Việt.

Thấy bánh chưng là thấy Tết! Vậy nên người Việt dù ở đâu, làm gì, vẫn luôn mong ngóng được trở về quây quần bên gia đình, cùng nhau học cách làm bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi sục, nóng hổi trên bếp lửa để cảm nhận không khí Tết đang ùa về.

Sản Phẩm Bánh Chưng đặc trưng cho nền văn hóa lúa nước của dân tộc ta.

Bánh Chưng hình vuông tượng trưng cho mặt đất, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của Cha Mẹ. Bánh Chưng không thể thiếu trong việc thờ cúng ngày tết, thể hiện lòng biết ơn với trời đất, thể hiện chữ hiếu của con cháu với Ông Cha.

QUÀ BIẾU Ý NGHĨA DÂNG LÊN CHA MẸ

Bánh Chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết mỗi gia đình Việt Nam. Lựa chọn Bánh Chưng làm quà biếu thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha mẹ và đất trời xứ sở.

CÁI TẾT TRỌN VẸN KHÔNG THỂ THIẾU CẶP BÁNH CHƯNG TRÊN BÀN THỜ

Bàn thờ ngày tết thật thiêng liêng đặc biệt. Dâng Hoa là dâng những điều thiện lành tốt đẹp. Dâng Bánh Chưng là thể hiện ghi nhớ tổ tiên, biết ơn Ttrời Đất từ thời Vua Hùng Vương thứ VI. Bánh Chưng thường được kết hợp với mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh.

QUÀ TẶNG Ý NGHĨA CHO NGƯỜI THÂN

Cặp Bánh Chưng đặc biệt là lựa chọn thiết thực, đầy đủ ý nghĩa dành tặng người thân của Bạn. Vừa thể hiện tình cảm thân thiết, mang ý nghĩa truyền thống tinh thần và văn hóa. Một món quà mà người thân đang cần.

GIÁ TRỊ ẨM THỰC

Bánh Chưng là món ăn đặc trưng trong những ngày Tết Nguyên Đán truyền thống của Việt Nam. Hương vị đặc trưng thơm ngon, béo, dẻo…mà mọi người không thể quên mỗi dịp Tết đến.

BÁNH CHƯNG – Ý NGHĨA CHO SỨC KHỎE

Giá trị dinh dưỡng: Bánh Chưng cung cấp các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, tinh bột, vitamin. Ngoài ra đậu xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho gan.

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ 

Đ/C 1: 62/5 Khu phố Trung, phường Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương.
Đ/C 2: Bình Đức, Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương
Đ/C 3:  204 Đông Hưng Thuận 2, Đông Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Đ/C 4: 323b/45 Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại:      0933928770
Email:  thucphamvinaantoan@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *